Gia tăng giá trị thương hiệu

ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

1. Đăng ký bản quyền là gì?

Đăng ký bản quyền là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cục bản quyền tác giả) để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Vì sao phải đăng ký bản quyền tác giả?

– Bảo vệ quyền lợi của tác giả: Đăng ký bản quyền giúp bảo vệ quyền lợi của tác giả, tránh việc bị sao chép, sử dụng trái phép hoặc bị xâm phạm bản quyền.

– Khẳng định quyền sở hữu: Giấy chứng nhận bản quyền tác giả sẽ là tài liệu chứng nhận quyền sở hữu tác phẩm. Điều này có thể hữu ích trong trường hợp tranh chấp bản quyền hoặc khi bạn muốn bán tác phẩm của mình.

– Được hỗ trợ pháp lý: Nếu tác giả phát hiện có người sử dụng trái phép tác phẩm của mình, tác giả có thể yêu cầu người sử dụng đó ngừng sử dụng và có thể đòi bồi thường thiệt hại. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi tác giả đã đăng ký bản quyền tác giả.

3. Ai được quyền đăng ký quyền tác giả?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể là cá nhân, pháp nhân trong nước hoặc cá nhân, pháp nhân nước ngoài đều có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả.

Khi tiến hành nộp đơn đăng ký cá nhân, pháp nhân trong nước có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả thay mặt mình nộp đơn đăng ký tới cơ quan đăng ký.

Đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài muốn đăng ký bản quyền tại Việt Nam sẽ không được trực tiếp nộp đơn mà bắt buộc phải ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký cho tác phẩm tại Việt Nam.

4. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả?

Theo quy định mới nhất tại Điều 6 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ quy định các loại hình tác phẩm như sau:

1. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ:

a) Tác phẩm văn học, khoa học và tác phẩm khác thể hiện dưới dạng chữ viết bao gồm: Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn; bút ký, ký sự, tùy bút, hồi ký; thơ, trường ca; kịch bản; công trình nghiên cứu văn hoá, văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác;

b) Sách giáo khoa là tác phẩm được xuất bản, cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông;

c) Giáo trình là tài liệu giảng dạy, học tập, nghiên cứu chính có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp duyệt, lựa chọn hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

d) Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà cá nhân, tổ chức tiếp cận có thể hiểu và sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.

2. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

3. Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.

4. Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

5. Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa, múa rối, múa đương đại, ba lê, kịch nói, opera, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

6. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

Tác phẩm điện ảnh không bao gồm bản ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; bản ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế.

7. Tác phẩm mỹ thuật quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục bao gồm:

a) Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác;

b) Đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác;

c) Điêu khắc: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng;

d) Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện nghệ thuật đương đại khác.

Tác phẩm hội họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác tồn tại dưới dạng độc bản. Tác phẩm đồ họa có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.

8. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm.

9. Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.

10. Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:

a) Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh;

b) Công trình kiến trúc.

11. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.

12. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật ngôn từ;

b) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, dân ca, làn điệu âm nhạc; điệu múa, dân vũ, vở diễn, trò chơi dân gian, lễ hội dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian khác.

5. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả?

– Tờ khai (đơn) đăng ký bản quyền tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả

– 02 bản tác phẩm đăng ký

– Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng ủy quyền

– Bản gốc giấy tờ xác nhận quyền nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp được kế thừa, chuyển giao…

– Văn bản thỏa thuận giữa các tác giả trong trường hợp tác phẩm có nhiều tác giả (đồng tác giả)

– Trường hợp tác phẩm đăng ký bản quyền thuộc sở hữu chung sẽ cần có giấy xác nhận đồng ý của các đồng sở hữu khác.

– Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả (bản sao)

– Giấy cam đoan của tác giả (theo mẫu do Luật Hoàng Phi cung cấp)

– Bản sao giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập… (trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân, tổ chức)

– Quyết định giao việc trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân hoặc hợp đồng thuê bên khác sáng tác ra tác phẩm

6. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả nộp tại đâu?

Phòng Đăng ký Bản quyền tác giả, quyền liên quan thuộc Cục Bản quyền tác giả -Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh – Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng – Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng

7. Thời gian đăng ký bản quyền tác giả trong bao lâu?

Trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được Cục bản quyền tác giả chấp nhận hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu, sai sót cần điều chỉnh Cục Bản quyền tác giả sẽ có thông báo.

8. Thời hạn bảo hộ đăng ký quyền tác giả?

Bảo hộ vô thời hạn – Đối với quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm được bảo hộ vô thời hạn.

Thời hạn 100 năm – Đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh chưa được công bố trong thời hạn là 25 năm kể từ khi tác phẩm được hình thành.

Thời hạn 75 năm – Đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

Thời hạn 50 năm – Đối với tác phẩm di cảo kể từ khi tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên. Theo Từ điển tiếng Việt thì “di cảo” được hiểu là bản thảo tác phẩm của người chết để lại.

Thời hạn suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết – Đối với tác phẩm khuyết danh (được tính kể từ khi thông tin về tác giả xuất hiện).

Thời hạn suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết – Đối với tác phẩm thuộc các loại hình còn lại (văn học – nghệ thuật). Đối với tác phẩm do các đồng tác giả cùng sáng tạo thì thời điểm bắt đầu để tính năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết là thời điểm tác giả cuối cùng chết hoặc được coi là đã chết.

 DNP Media hỗ trợ khách hàng đăng ký quyền tác giả:
1. Tư vấn miễn phí trước khi đăng ký

– Tư vấn các giấy tờ, thủ tục, thời gian cần thiết đăng ký quyền tác giả;

– Kiểm tra tác phẩm muốn đăng ký có phải đối tượng bảo hộ quyền tác giả không;

– Xác định loại hình tác phẩm được bảo hộ;

– Tra cứu để đánh giá khả năng bảo hộ của tác phẩm.

2. Soạn thảo hồ sơ đăng ký

– Soạn tờ khai đăng ký;

– Nộp phí, lệ phí;

– Chuẩn bị giấy ủy quyền đăng ký;

– Chuẩn bị và in ấn các tài liệu liên quan khác nếu có.

3. Tiến hành đăng ký

– Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả;

– Chuyển giao hồ sơ tờ khai có dấu nhận đơn của Cục Bản quyền tác giả cho khách hàng;

– Theo dõi toàn bộ quy trình đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả, nhận và gửi thông báo chi tiết theo từng giai đoạn đăng ký tới khách hàng;

– Nhận kết quả đăng ký và gửi Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho khách hàng sau khi nhận được từ Cục Bản quyền tác giả.

Tin tức khác

Sáng chế là gì? Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải

Kiểu dáng công nghiệp là gì? Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể

1. Đăng ký bản quyền là gì? Đăng ký bản quyền là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác