Thế nào là xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ?
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thường được các đối tượng thực hiện bằng các phương thức, thủ đoạn tinh vi. Điều 5 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ quy định: Hành vi bị xem xét, bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:
– Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
– Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
– Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
– Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
Xử lý các hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ như thế nào?
Vấn nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra rất phổ biến với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Hậu quả không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức bị xâm phạm mà còn liên quan đến việc quản lý kinh tế, an ninh xã hội của quốc gia. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào mức độ xâm phạm, hậu quả xâm phạm sẽ có các chế tài sau:
– Xử lý bằng biện pháp dân sự: Theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm. Buộc xin lỗi, cải chính công khai… Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Buộc bồi thường thiệt hại. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
– Xử lý bằng biện pháp hành chính: Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau sẽ áp dụng xử lý hành chính: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
Ngoài ra đối tượng vi phạm còn phải khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP và Điều 214 luật này. Các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu huỷ vật phẩm, hàng hoá vi phạm, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh, buộc phân phối hoặc sử dụng vào mục đích phi thương mại với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác thương mại bình thường của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.
Xử lý bằng biện pháp hình sự: Biện pháp xử lý hình sự được áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở mức nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi xâm phạm đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả khi Không được phép của chủ thể quyền tác giả, mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm… xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại; thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại quyền tác giả, quyền liên quan… Và hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu… theo Điều 225 và Điều 226 Bộ Luật Hình sự 2015.
DNP Media cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xử lý xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ
⁕ Thủ tục phản đối đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
⁕ Hỗ trợ gửi thư khuyến cáo đến các đối tượng xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ.
⁕ Hỗ trợ gửi công văn đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp xử phạt và xử lý các đối tượng có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
⁕ Trường hợp cần thiết, hỗ trợ đăng tải thông tin trên báo chí và các kênh truyền thông online.
Thủ tục phản đối đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
B1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng; kiểm tra tài liệu và các thông tin liên quan để phân tích, tư vấn cho khách hàng.
B2: Thống nhất nội dung công việc cần thực hiện của mỗi bên.
B3: Ký kết hợp đồng dịch vụ.
B4: DNP Media soạn thảo công văn phản đối đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
B5: Theo dõi quá trình xử lý đơn và xử lý các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu có trong quá trình xử lý.
Sau khi nhận được Công văn phản đối đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét ý kiến của bên phản đối và:
– Ra quyết định không cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với đối tượng trong đơn bị phản đối nếu thấy đã có đủ cơ sở để giải quyết.
– Trong trường hợp cần thêm ý kiến, tài liệu của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể thông báo ý kiến phản đối tới Chủ đơn bị phản đối và ấn định thời hạn để bên này trả lời bằng văn bản. Sau khi nhận được ý kiến phản hồi (trong trường hợp có trả lời), nếu xét thấy cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thông báo cho bên phản đối để tiếp tục có ý kiến bổ sung.
Cam kết của DNP Media
Với dịch vụ xử lý xâm phạm của chúng tôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tối đa trong việc giải quyết các vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Dựa trên các chứng cứ, tài liệu, thông tin khách hàng cung cấp hoặc DNP Media tự thu thập, đội ngũ chuyên gia pháp lý của chúng tôi sẽ phân tích và đánh giá tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của khách hàng, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề.
Chúng tôi sử dụng các phương pháp như thư khuyến cáo, cảnh cáo, đàm phán, thậm chí là đơn kiện để đạt được kết quả tốt nhất cho khách hàng.
Chúng tôi sẽ làm việc với các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của khách hàng và đưa ra các giải pháp thích hợp để đối phó với những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.